Theo Điều 233 luật thương mại năm 2005: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Dịch vụ Logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gis-tíc.
Hiện nay, tại Việt Nam hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích cho từ Logistics. Vì trong Tiếng Việt vẫn chưa có thuật ngữ nào tương đương và đầy đủ ý nghĩa về từ Logistics hiện đại. Do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ Logistics trong ngôn ngữ nước ta.
Dịch vụ Logistics là gì?
Quy trình cơ bản về Logistics
Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics?
Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
Các bên trong hoạt động Logistics
Ngành nghề Logistics bao gồm những dịch vụ gì?
– Logistics bao gồm 3 dịch vụ chính là: kho bãi, giao nhận và vận chuyển, trong đó gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Dịch vụ bốc xếp, dỡ hàng hóa hóa lên máy bay, tàu xe, container…
- Kinh doanh cho thuê kho bãi và nhận lưu giữ hàng hóa, cho thuê các kho chứa hàng hóa, nguyên liệu, thiết bị, container…
- Dịch vụ khai báo hải quan, lập kế hoạch để bốc dỡ hàng hóa
- Các dịch vụ khác như: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng tồn kho, hàng quá hạn sử dụng, hàng hóa bị hư hại…
– Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải bao gồm :
- Dịch vụ hàng không
- Dịch vụ đường biển
- Dịch vụ vận tải nội địa
- Dịch vụ vận tải đường sắt
Trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics?
- Chịu trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện đúng hướng dẫn của khách hàng gây mất mát, hư hỏng hàng hóa,…
- Các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 Luật thương mại 2005.
- Tổn thất là do lỗi của khách hoặc được ủy quyền.
- Do làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng.
- Do khuyết tật của hàng hoá.
- Những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Không nhận được thông báo từ Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
- Không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Giới hạn trách nhiệm
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
- Không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: Khách hàng không có thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. Khách hàng đã thông báo trước về giá trị hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá giá trị của hàng hóa đó.
Các hình thức Logistics hiện nay:
Khi nói đến Logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì? Ta cùng xem từng khái niệm.
1PL – First Party Logistics
Tức doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra là người tiêu thụ cuối cùng.
2PL – Second Party Logistics
Doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động Logistics. Như vậy, sẽ có 2 bên liên quan.
3PL – Third Party Logistics
Doanh nghiệp chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics chuyên biệt quản lý và thực hiện một vài hoặc mọi hoạt động của Logistics.
4PL – Fourth Party Logistics
Doanh nghiệp thuê dịch vụ Logistics lo tất cả mọi thứ từ đầu ra tới phân phối, quản lý và điều hành các bên liên quan để tạo thành chuỗi Logistics hiệu quả.
Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay, 5PL ra đời sẽ giúp doanh nghiệp E-Commerce quản lý hàng hóa và thực hiện Logistics dễ dàng và thông minh hơn.