Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bếp điện từ? Hãy liên hệ ngay V-LINK sẽ tư vấn giúp bạn thủ tục nhập khẩu bếp điện từ gồm những bước nào, chính sách quản lý nhà nước, thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan, … hoàn toàn miễn phí? Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời các vướng mắc của bạn!
1. Căn cứ pháp lý – Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ:
- Quyết định 1171/QĐ-BKHCN: Về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa Học và Công Nghệ.
- QCVN 4: 2009/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử.
Như vậy, mặt hàng bếp điện từ này chỉ cần chứng nhận hợp quy là có thể nhập khẩu.
2. Mã HS code và thuế nhập khẩu quạt điện
Mã HS code bếp điện từ: 8516.60.90
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%.
Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%.
Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%.
Thuế giá trị tăng: 10%
Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code phù hợp.
=> Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay V-LINK Logistics để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế phù hợp.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.
Lưu ý: Đối với mặt hàng này bạn nên đăng ký trước ngày tàu cập cảng 2 ngày.
Bộ hồ sơ để đăng ký:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Contract (hợp đồng);
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- C/O (chứng nhận xuất xứ);
- Tài liệu kỹ thuật;
Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ đăng ký kiểm tra chất lượng đã đóng mộc (ở bước 1);
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Tờ khai hải quan giá trị;
- C/O (nếu có);
- Tài liệu kỹ thuật;
- Công văn mang hàng về bảo quản;
=> Hoàn tất thủ tục đem hàng về kho bảo quản
Bước 3: Gửi mẫu thử nghiệm và ra chứng nhận hợp quy
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Form đăng ký
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Tài liệu kỹ thuật;
Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng, mình sẽ chờ hàng về mang mẫu đến họ để kiểm nghiệm ra giấy chứng nhận hợp quy, mất từ 7-10 ngày mới có kết quả của bên kiểm tra chất lượng ra chứng nhận hợp quy nên phải mang hàng về bảo quản tránh lưu cont lưu bãi trước. Sau khi có giấy chứng nhận hợp quy thì mang ra hải quan thông quan lô hàng.
Xong, chúc các bạn thành công.
4. Lời kết – Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về “Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ” trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: