THỦ TỤC NHẬP KHẨU KEM ĐẶC CÓ ĐƯỜNG
Hiện nay nhập khẩu kem đặc có đường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn do được bổ sung kem có vị béo hấp dẫn, ngọt ngào, giúp món ăn và đồ uống thêm thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra kem cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho cơ thể bổ sung chất đạm giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, Canxi giúp xương và răng chắc khỏe, phát triển chiều cao và ngăn ngừa loãng xương, cung cấp Vitamin B2 giúp cơ thể hấp thu ….
Vậy để nhập khẩu kem đặc có đường ta phải thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những những thủ tục nhập khẩu cần phải làm!
1. Căn cứ pháp lý:
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
2. Mã HS Code – Thủ tục nhập khẩu kem đặc có đường:
Mã HS code kem đặc có đường bạn tham khảo các mã sau: 1901.90.39.
Lưu ý: Để xác định chi tiết hơn mã HS bạn chuẩn bị nhập khẩu cần có tài liệu kỹ thuật, tính chất, thành phần cấu tạo và dựa vào thực tế hàng hóa của mình để xác định mã HS cho phù hợp.
=> Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay V-LINK Logistics để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế.
3. Quy trình – thủ tục nhập khẩu sữa đặc có đường:
Bước 1: Bạn cần nhập hàng mẫu về để làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, trước khi nhập hàng.
Bước 2: Hàng về đến cảng thì bạn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Bước 3: Cầm tờ đăng ký (theo mẫu) có dấu => mở tờ khai hải quan => lấy mẫu nộp cho bên kiểm tra chất lượng kiểm lại để ra chứng thư. Sau đó nộp hải quan thông quan hàng hóa.
4. Thủ tục nhập khẩu kem đặc có đường:
Hồ sơ hải quan nhập khẩu tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Hợp đồng (contract);
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Certificate of Origin – C/O (chứng nhận xuất xứ) nếu có;
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm;
- Các chứng từ liên quan khác;
Xong, chúc các bạn thành công!
5. Lưu ý:
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý khác nhau. Mọi thông tin tư vấn điều hoàn toàn miễn phí!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: