
Đối tượng của thủ tục tự công bố sản phẩm:
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/02/2018. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ. Không phải mọi sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được công bố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thục hiện tự công bố những sản phẩm dưới đây:
Nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm theo quy định:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Hai loại sản phẩm trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Trình tự tự công bố sản phẩm
Bước 1: Tự công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức cá nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
HỒ SƠ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:
Công bố chất lượng sản phẩm được chia thành công bố sản phẩm sản xuất, đóng gói tại Việt Nam và công bố sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Thành phần hồ sơ công bố của 2 dạng sản phẩm này như thế nào? Thông tin về thành phần hồ sơ công bố quý khách có thể tham khảo như sau:
1. Đối với sản phẩm nhập khẩu
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS – Certificate of Freesale)
– Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập.
– Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đưa sản phẩm ra thị trường
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Phiếu kết quả kiểm định sản phẩm, trong trường hợp DN chưa đưa mẫu đi test ATV Media sẽ hỗ trợ DN đưa mẫu đi test tại cơ quan kiểm định có chức năng có phép.
– Thông tin sản phẩm cần công bố
=> Một số lưu ý về thủ tục tự công bố sản phẩm
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu bánh kẹo
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- Dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất
- Dịch vụ thủ tục nhập khẩu trái cây tươi
- Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
- Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất gỗ
- Thủ tục nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc
- Thủ tục nhập khẩu gỗ