THỦ TỤC XUẤT KHẨU GIẤY A4
Ngành sản xuất giấy hiện nay phục vụ trong nước là chủ yếu, mới xuất khẩu được số lượng nhỏ, sản lượng còn rất khiêm tốn. Trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ giấy lớn nhất của Việt Nam.
Vậy để xuất khẩu giấy A4 ta phải thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những những thủ tục xuất khẩu cần phải làm!
1. Mã HS code và thuế thủ tục xuất khẩu giấy A4
Giấy A4 có mã HS thuộc nhóm 4802. Bạn và doanh nghiệp cần dựa vào định lượng của giấy để xác định chính xác mã HS Code.
- Thuế xuất khẩu 0%;
=> Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay V-LINK Logistics để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế phù hợp.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu giấy A4
Hồ sơ hải quan xuất khẩu tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua);
- Các chứng từ liên quan khác;
3. Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu gì khác đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Fumigation Certificate (giấy chứng nhận hun trùng);
- Certificate of Origin (C/O – nếu có);
- Các chứng từ liên quan khác;
4. Lời kết
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. Mọi thông tin tư vấn điều hoàn toàn miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: