Thủ tục xuất khẩu nông sản

THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Thủ tục nhập khẩu nông sản

Hiện nay, chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng cao và được nhiều thị trường khó tính trên thế giới đã chấp nhận nhập khẩu nhiều loại nông sản Việt. Vậy khi có trong tay sản phẩm nông sản tốt và thị trường nhập khẩu đang chào đón thì doanh nghiệp Việt Nam, nên nhóm hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên thủ tục cũng khá đơn giản.

Hôm nay, V-Link Logistics xin gửi đến quý khách các bước cần lưu ý khi xuất khẩu hàng nông sản để mọi người tham khảo:

Bước 1. Kiểm tra sản phẩm nông sản đã được xuất vào nước nhập khẩu hay chưa?

Điều này rất quan trọng, vì không phải sản phẩm nông sản nào cũng được chấp nhận, cũng tương tự khi bạn nhập khẩu trái cây vào Việt Nam thì sản phẩm đó đã phải được phép nhập vào nước ta hay không?

Vậy bạn cần kiểm tra kỹ lại với người nhập khẩu (Importer) xem nếu sản phẩm đã được xuất vào nước họ hay chưa.

Thêm vào đó, cần chú ý kiểm tra xem sản phẩm thực vật xuất khẩu có nằm trong danh sách xin giấy phép CITES xuất khẩu hay không.

Bước 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản

Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)

Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng xuất khẩu.

Bước 3. Những yêu cầu và chứng từ – Thủ tục xuất khẩu nông sản

Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ Consignee về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu. Ví dụ như:

  • Hàng cần làm hun trùng hay không (Fumigation).
  • Có cần làm kiểm dịch thực vật đầu cảng xuất hay không (Phytosanitary).
  • Cách đóng hàng vào thùng/ bao bì để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị hư hàng. …

Ngoài ra, đối với một số sản phẩm tươi và phải bảo quản lạnh trên đường vận chuyển, bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn như:

  • Thời gian thu hoạch đủ
  • Thời gian đóng hàng
  • Thời gian làm thủ tục hải quan / kiểm dịch thực vật / chiếu xạ / hun trùng / làm C/O, …
  • Thời gian vận chuyển

Tất cả phải được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học để đảm bảo hàng không bị hư hỏng và chất lượng được tốt nhất. Nếu không có thể bị hư hàng, lúc đó phát sinh rất nhiều chi phí khác, chắc bạn hình dung thiệt hại sẽ như thế nào? Đây là khâu phức tạp và hay bị rủi ro, bạn cần thận trọng.

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading/ Air waybill
  • Fumigation certificate
  • Phytosanitary certificate
  • Certificate of Health
  • Certificate of Quality/Quantity
  • Certificate of Origin

Nhìn chung, “thủ tục xuất khẩu nông sản” không có gì làm khó doanh nghiệp. Hi vọng Quý doanh nghiệp có thể thành công cho công việc xuất khẩu của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Thủ tục nhập khẩu kem đặc có đường

Hiện nay nhập khẩu kem đặc có đường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn do được bổ sung kem có vị béo hấp dẫn, ngọt ngào, giúp món ăn và đồ uống thêm thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra kem cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn cho cơ thể bổ sung chất đạm giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh….

Thủ tục xuất khẩu nấm

Nấm mang lại rất nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe con người như: bảo vệ tim mạch, chống ung thư, chắc xương, giảm cân, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa, kháng viêm… Nên nấm rất được ưa chuộng và xuất khẩu hầu như trên toàn thế giới.

Thủ tục nhập khẩu nước giặt, bột giặt quần áo

Ngày nay, bột giặt nước giặt quần áo không còn xa lạ đối với mọi nhà. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại giúp giải quyết được vấn đề thời gian cho các bà nội trợ. Kèm theo những lợi ích không thể phủ nhận như: tẩy được những vết bẩn cứng đầu …

0908-087-639