Hôm nay, V-LINK gửi đến các bạn thủ tục xuất khẩu da thuộc uy tín. Da thuộc là một loại vật liệu bền và dẻo được chế biến thông minh qua quá trình thuộc da của động vật như: da bò, da bê, da trâu, da dê, da cừu, da cá sấu… tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là da bò.
1. Căn cứ pháp lý nhập khẩu da thuộc
Thì mặt hàng da động vật sẽ chịu sự quản lý của Bộ NN&PTNT.
- Quyết định 4758/QĐ-BNNTY ngày 18/11/2015: “Về việc Bảng mã số HS đối với Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch”.
- Công Văn 2403/TY-KD: :Về việc đề nghị không yêu cầu thực hiện kiểm dịch da thuộc nhập khẩu”.
Quyết định 4758 thì mặt hàng da động vật sẽ phải kiểm dịch động vật, tuy nhiên với công văn 2403 thì sẽ không phải kiểm dịch động vật với các mặt hàng mã HS: 4104, 4105, 4106, 4107, 4112.00.00, 4113, 4114 và 4115. Cụ thể ở đây là các loại da thuộc. “Nếu bạn xuất khẩu chỉ kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng”.
Không phải Kiểm Dịch Động Vật khi nhập khẩu thì mặt hàng này cũng sẽ nhập bình thường nha các bạn.
2. Mã HS code các loại da thuộc
- 4104: Da thuộc hoặc da mộc của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc động vật họ ngựa, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
- 4105: Da thuộc hoặc da mộc của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
- 4106: Da thuộc hoặc da mộc của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
- 4107: Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc của động vật họ ngựa, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
- 41120000: Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
- 4113: Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
- 4114: Da thuộc dầu (kể cả da thuộc dầu kết hợp); da láng và da láng bằng màng mỏng được tạo trước; da nhũ kim loại.
- 4115: Da thuộc tổng hợp với thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn; da vụn và phế liệu khác từ da thuộc hoặc da tổng hợp, không phù hợp dùng cho sản xuất hàng da; bụi da và các loại bột da.
Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code phù hợp.
=> Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay V-LINK Logistics để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế phù hợp.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu da thuộc
Theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ. Mặt hàng này không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nên Doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành.
Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua);
- Các chứng từ liên quan khác;
4. Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có những yêu cầu gì đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Fumigation Certificate (giấy chứng nhận hun trùng);
- Certificate of Origin (C/O – nếu có);
- Các chứng từ liên quan khác;
5. Lời kết – thủ tục xuất khẩu da thuộc:
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: