THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO
Quy trình và các thủ tục xuất khẩu gạo đến nay đã thay đổi rất nhiều. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu được gạo, mà trước đó họ phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo từ ngày 01.10.2018.
Thứ 1: Chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo – Thủ tục xuất khẩu gạo
1. Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
2. Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
3. Có ít nhất 01 cơ sở xay xát hoặc cơ sở chế biến gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
4. Kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm;
=> Tuy nhiên có thể xuất khẩu theo cách này, đó là thỏa thuận với 1 công ty đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhờ họ ủy thác lại cho mình có quyền xuất khẩu. Như vậy công ty vẫn có thể xuất khẩu được gạo.
Thứ 2: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Để đăng ký được hợp đồng xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần:
- Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam.
- Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng đầy đủ giáp lai (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Báo cáo tồn kho, có sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ công thương cấp (bản sao).
- Sau khi làm xong 2 bước trên mới có đủ điều kiện làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo, cách thức như hàng thông thường.
Lưu ý: nhưng các nước nhập khẩu thường yêu cầu bên xuất khẩu có thêm kiểm dịch thực vật, phân tích thành phần (đặc biệt là độ ẩm), chứng nhận chất lượng, giấy hun trùng hay chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế.
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan – thủ tục xuất khẩu gạo
- Contract (hợp đồng);
- Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of Lading (vận đơn);
- C/O (nếu có);
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Lời kết:
Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về “thủ tục xuất khẩu gạo” trước khi nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: